A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Báo cáo Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh có biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

LỜI NÓI ĐẦU

          Báo cáo Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh có biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là kết quả đánh giá mở rộng của Báo cáo đánh giá Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) thông qua một thang đo lường chung là “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. 

          Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh có biên giới tiếp giáp CHDCND Lào 2013 đánh giá thực trạng hội nhập của các nền kinh tế địa phương với đặc điểm đặc thù là có biên giới tiếp giáp với Lào để thấy được quan hệ kinh tế biên mậu song phương. Đồng thời từ những lợi thế biên mậu song phương này, xem xét năng lực hội nhập của các tỉnh với phần còn lại của thế giới trong đó đặc biệt là hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Phương pháp đánh giá được sử dụng là mô hình “Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương”. Mục tiêu chính của báo cáo nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương có biên giới tiếp giáp với Lào, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững.

          Quan trọng hơn cả nhóm nghiên cứu muốn cung cấp một cách nhìn rõ ràng và toàn diện về vấn đề hội nhập của địa phương và đi đến một thống nhất chung cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù của mỗi địa phương. Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chất dịch chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địa phương) với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và quốc tế) để xem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các dòng vật chất được xem xét là (1) sản phẩm hàng hóa dịch vụ; (2) vốn và công nghệ; (3) con người thông qua di trú, thu hút nhân lực và du lịch. Một địa phương được cho là hấp dẫn sẽ thu hút được các nguồn lực cho sự phát triển như thu hút du khách, thu hút đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút người dân đến sống và làm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu,... Mục tiêu cuối cùng của địa phương là tạo ra một môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng của nó thể hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ số phát triển con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức đối với các điểm đến hiện nay là có quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực của chính quyền các quốc gia, các nền kinh tế cũng như các địa phương.

(...)

Trích báo cáo "Nghiên cứu năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các tỉnh có biên giới tiếp giáp với nước Cộng hoa dân chủ nhân dân Lào"

Nguyễn Thành Trung

Tìm hiểu thêm phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư


Tác giả: Nguyễn Thành Trung