Tiến tới một khuôn khổ lý thuyết lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cách tiếp cận dựa trên tri thức về đoán định tương lai
Phát triển bền vững là một trong những nội dung quan trọng mà các tổ chức luôn luôn đề cập trong báo cáo phát triển hàng năm. Khả năng phát triển bền vững của mỗi tổ chức phụ thuộc vào năng lực và các tài sản của tổ chức đó, đảm bảo đủ lớn so với đối thủ cạnh tranh, vượt trội và tồn tại trong một khoảng thời gian dài, đồng thời đối thủ cạnh tranh khó có thể bắt chước để đạt được các lợi thế này. David A.Aaker (1998) nghiên cứu 248 nhà doanh nghiệp nổi tiếng trong các ngành dịch vụ, công nghệ cao và một số ngành khác nhằm tìm ra lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA - Sustainable Competitive Advantage) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thì sẽ có một số lợi thế cạnh tranh khác nhau, kể cả doanh nghiệp trong cùng một ngành đôi khi những lợi thế cạnh tranh này cũng là rất khác biệt. Chẳng hạn nhóm ngành công nghệ cao thì đòi hỏi lợi thế cạnh tranh dựa trên sự vượt trội về kỹ thuật; trong khi nhóm ngành dịch vụ thì lại dựa trên lợi thế cạnh tranh bền vững về sự nổi tiếng bởi chất lượng tổng thể. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nếu cho có một lợi thế cạnh tranh bền vững thì không thể thành công; doanh nghiệp cần một số lợi thế nhằm kích đẩy năng lực nội tại và sức mạnh các tài sản để đưa ra những chiến là lược vượt trội; đồng thời do những biến động nhanh chóng của thị trường, những lợi thế này cũng thay đổi và dễ bị bắt chước hơn. Đối với một số nguồn lực được xem xét thì thuật ngữ “bền vững” đôi khi không mấy có ý nghĩa trước những biến động nhanh chóng của môi trường, từ môi trường công nghệ đến môi trường kinh doanh. Điều này dẫn đến những nguồn lực được coi là đã tạo dựng lợi thế cạnh tranh có thể sẽ không còn tạo ra được lợi thế trong dài hạn.
Vì thế, cách tiếp cận nên là tiếp cận những lợi thế động và lợi thế mở dựa trên tri thức, sao cho nó đảm bảo những nguyên tắc cơ bản để có thể phát triển vị thế cạnh tranh trong dài hạn. Trên cơ sở cách tiếp cận được thảo luận này, bài viết sẽ lý giải, cách hiểu: “bền vững” đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES) là như thế nào để thực sự có thể duy trì và phát triền lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
(...)
(Trích trong "Tiến tới một khuôn khổ lý thuyết lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cách tiếp cận dựa trên tri thức về đoán định tương lai"